CHIA SẺ

Sunday, December 13, 2020

TÌM HIỂU CÂY KÝ CHỦ TRONG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĐÀN HƯƠNG TRẮNG

Cây Đàn Hương Trắng còn được biết đến là cây gỗ bán ký sinh, vì nó hút chất dinh dưỡng từ cây ký chủ để phát triển. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cây ký chủ trong mô hình trồng Cây Đàn Hương Trắng để Bạn nắm rõ.


Mô hình trồng Cây Đàn Hương Trắng

Tìm hiểu cây ký chủ trong mô hình trồng Cây Đàn Hương Trắng

Cây Đàn Hương Trắng được ví như vàng xanh vì giá trị kinh tế của nó mang lại rất cao. Do vậy ở nước ta trong những năm gần đây Bà con rất ưa chuộng và ngày càng mở rộng quy mô trồng Cây Đàn Hương Trắng.

Đặc tính sinh học quan trọng nhất của Cây Đàn Hương Trắng chính là có rễ cái ký sinh trên trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút. Loại cây này sẽ hút chất dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển. Một số vi chất dinh dưỡng mà bản thân Cây Đàn Hương Trắng không thể tự tổng hợp được có thể kể đến như: Clo, Đồng, Sắt, Mangan, Bo…


Tìm hiểu cây ký chủ trong mô hình trồng Cây Đàn Hương Trắng

Cây ký chủ trong mô hình trồng Cây Đàn Hương Trắng gồm có các loại sau đây: 


Cây ký chủ trong mô hình trồng Cây Đàn Hương Trắng

– Cây ký chủ cho giai đoạn ươm giống: Cấy trong bịch giống khi cây đạt từ 4- 6 lá cho tới khi trồng ra vườn như Lạc Dại, Rau Rệu, Kim Tiền Thảo.

– Cây ký chủ chuyển tiếp: Cây nhỏ hoặc bụi cây lớn, thường tồn tại từ 5- 7 năm như họ đậu, cố định đạm được trồng gần với Cây Gỗ Đàn Hương Trắng. Tốt nhất nên dùng Cây Đậu Triều và các cây 5- 7 năm cho giai đoạn này.

– Cây ký chủ lâu dài: Cây dài hạn giúp Đàn Hương Trắng hấp thu được chất dinh dưỡng cung cấp cho toàn bộ quá trình phát triển của cây, được trồng với mật độ bằng hoặc ít hơn Cây Đàn Hương Trắng, và ít nhất 3m từ Cây Đàn Hương gần nhất. Nên trồng các cây như Cam, Chanh, Bưởi, Cà Phê, Tắc, Keo, Phi Lao, Chàm….