Cây Đàn Hương Trắng
Tên phổ thông : Đàn Hương Trắng, Bạch Đàn Hương
Tên khoa học : Santalum album
Họ thực vật : Đàn Hương
Nguồn gốc xuất xứ : Ấn Độ
Phân bổ ở Việt Nam : Nghiên cứu và trồng thử nghiệm ở Nghệ An , Hà Tĩnh , Thanh Hóa , Bình Định và khu vực Tây Nguyên
A. Đặc điểm hình thái:
Thân, tán, lá: Cây gỗ có chiều cao từ 10- 15m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái kí sinh trên cây chủ. Rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút chất dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, Cây Đàn Hương còn có tên gọi là cây gỗ bán ký sinh. Cây có lá nguyên dày, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác
Hoa, quả, hạt: Hoa dạng chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau chuyển sang màu đỏ. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa, mỗi năm Đàn Hương ra quả 2 lần.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: trung bình
Cây nên trồng ở những vùng đất phẳng hoặc có độ dốc nhẹ; đất có lẫn đá, sỏi bên dưới. Ở những nơi có nhiều ánh sáng, và những nơi thoát nước tốt. Điều kiện khí hậu thích hợp từ 10- 40 độ C, nhiệt độ thấp hơn dưới 10 độ C cây tạm ngừng sinh trưởng.
Cây Đàn Hương Trắng là loại cây đa công dụng. Hạt, rễ cây, lá cây và lõi Gỗ Đàn Hương Trắng đều chứa tinh dầu rất quý giá. Không chỉ thế, lõi gỗ của cây có thể dùng làm mỹ phẩm, dược phẩm, làm đồ trang sức, trang trí nội thất, làm đồ thờ cúng và hoạt động tôn giáo. Rễ cây, cành nhỏ và rác gỗ có thể tán bột để làm mỹ phẩm, xà phòng. Lá của cây được làm thành trà cao cấp, làm thuốc và hạt dùng trong sản xuất rượu…